Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Nhà thuốc itp pharma: www.itppharma.com Nhà thuốc Vinh Lợi: nhàthuoocsvinhloi.vn tạp chí làm đẹp táo việt taovieetj.vn Tạp chí da liễu: Tạpchidalieu.,com

2017年06月

Có hai kiểu nói chuyện về tình hình kinh doanh làm tôi cảm thấy vô cùng ngại.

Kiểu 1:

Là người làm kinh doanh tự phát, do vậy các anh/chị ấy thuần túy làm theo cảm tính, không quan tâm tới bất kỳ điều gì mang tính nền tảng, hay con số thống kê chỉ chăm chú vào doanh số và lãi. Kiểu nói chuyện cảm tính đó thường dẫn tới việc phân vai, ai đang có vẻ kiếm tiền nhiều, lãi lớn hơn sẽ chiếm ưu thế hơn. Người còn lại, do nhãn tiền có doanh số thấp lãi chưa thấy đâu nên ngồi im để nghe đàn anh chỉ bảo. Lý do cho việc thành công hay thất bại của hai người chỉ xoay quanh nếu thành công: do mình giỏi, nếu thất bại: do mình không may, hoặc do một lỗi tới từ nguồn khác không phải mình, chứ có phải mình không tính trước đâu? Về tổng thể là cuộc gặp chả có gì chốt lại ngoài việc trong lần này ai hơn! Và hồi hộp đợi tình thế xem nó có xoay chuyển vào lần sau hay không!

Kiểu 2:

Là các anh/chị từ liên doanh hay công ty nước ngoài ra, nhưng hình như chưa va với thực tế phải tự đi làm, sẽ hỏi người đối diện những câu về chỉ số vô cùng phức tạp. Tôi từng gặp một vài anh/chị như vậy, có lẽ cách đây hơn 10 năm khi tôi còn làm trong môi trường chuyên nghiệp thì tôi sẽ nhớ và biết đich xác họ hỏi gì. Nhưng giờ này thì thú thật tới từ viết tắt của chỉ số đó tôi còn quên nữa là khái niệm và nội dung của nó. Trong liên doanh khi chúng tôi làm việc thì tiền hô hậu ủng, đủ các ban ngành chẳng thiếu gì, từ logistics tới marketing, từ kế toán tới nhân sự,..Là Sales manager, tôi chỉ việc nhìn về phía trước và làm đúng chuyên môn hẹp của mình, nên các chỉ số ngày càng sâu và phức tạp. Tuy nhiên, đã ra ngoài, chịu thân phận bị phán xét trước quần chúng, “được thì làm vua, thua thì làm giặc”, chúng tôi chỉ biết dùng những gì nhanh và tiện nhất. Lúc ấy thì làm gì còn chỗ cho việc áp dụng các chuyên môn hẹp nói trên? Câu chuyện giữa hai người dừng ở đó, vì người đặt câu hỏi thấy rằng người kia chả hiểu gì, còn người kia thì có muốn cũng không thể nói cho người đặt câu hỏi hiểu cái chỉ số anh ấy hỏi chả để làm gì trong môi trường chiến đấu solo không có hỗ trợ.

Chả ai đúng hay sai hoàn toàn, nhưng tôi theo thuyết của cụ Khổng, cứ Trung dung là được. Nếu đã là salesman đúng nghĩa thì khi trở thành doanh chủ, anh/chị sẽ vẫn có thói quen giản dị là nói cùng ngôn ngữ của người đối thoại để mỗi cuộc gặp trở nên một dịp cả hai người học hỏi chiêm nghiệm kinh nghiệm của người khác.

Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt

KỸ NĂNG TƯ DUY : HOÀNG ĐẾ CỞI TRUỒNG & THIÊN VỊ UY QUYỀN.

Dear Mr Manager,

Năm lớp 11, trong một tiết học dạy thế môn Văn, thầy phó hiệu trưởng cho chúng tôi thảo luận câu “Tôi đến thế giới này để không bằng lòng với nó”. Lũ học trò chúng tôi nhao nhao tranh cãi, kẻ tán đồng, người phản bác, ồn ào hơn chợ vỡ. Giữa lúc cao trào, thầy hắng giọng và bảo ai tán thành ý kiến này thì giơ tay. Vài cánh tay rụt rè đưa lên. Thầy bảo lớp trưởng cho điểm 10 những ai đồng ý. Khỏi phải nói, bọn không đồng ý thắc mắc và phản đối kịch liệt. Thầy mỉm cười trả lời “ Vì đây là câu của Karl Marx”. Như quả bóng xì hơi, mọi ý kiến phản đối chìm nghỉm trong tiếng cười khúc khích của những kẻ được điểm 10.

Sau này, lớn lên tôi mới hiểu chúng tôi đã rơi vào một cái bẫy tư duy gọi là “thiên vị uy quyền – authority bias”. Đơn giản là ý kiến của những người có quyền lực hoặc có uy tín thường được chấp nhận dễ dàng hơn. Họ có thể là nhà chính trị, quan chức, chuyên gia (luật sư, bác sĩ, nhà khoa học, kinh tế gia, giáo sư, tiến sĩ, tu sĩ v.v). Nhiều lập luận được “bảo chứng” bằng địa vị, chức tước hay “bảng thành tích” chứ không bằng tính logic hoặc hợp lý. Lý lẽ thường được gắn kèm với chức danh để tăng thêm sức mạnh thuyết phục.

“Thiên vị uy quyền” là vũ khí lợi hại mà rất nhiều người áp dụng trong kinh doanh để thuyết phục chúng ta nghe và tin họ, nhất là khi họ muốn lẩn tránh tranh luận. Đó là khi nhân viên bán hàng trích dẫn lời chuyên gia. Đó là khi đối tác cho bạn nhìn thấy văn phòng sang trọng, xe sang. Đó là khi ai đó chìa tấm namecard với danh xưng tiến sĩ, chuyên gia. Đó là khi ai đó luôn nhắc đến vị thế dẫn đầu, tiên phong của công ty mình. Đó là khi ông này bà nọ được nhắc đến trong câu chuyện kinh doanh. Đó là ngay cả lúc cấp dưới trưng bằng cấp hoặc nhắc đến công trạng…

Quyền uy vốn là thứ cám dỗ đầy hấp dẫn, luôn khao khát được người khác nhận ra và do đó luôn tìm cách trưng bày và củng cố. Vua đội vương miện, sĩ quan đeo quân hàm, giám đốc mặc áo vest, thắt caravat. Cao cấp hơn nữa là dựng tượng đài, thờ cúng, giăng biểu ngữ, khẩu hiệu. Mạng xã hội bùng nổ cũng là môi trường tuyệt vời để củng cố quyền uy. “Uy quyền thay đổi như thời trang, và xã hội cũng theo đuổi như thế - Authority changes much like fashion does, and society follows it just as much” (Rolf Dobelli).

Vậy làm thế nào để trở nên sáng suốt hơn trong tư duy, khi ra quyết định? Rất đơn giản, hãy nhớ cậu bé trong câu chuyện hoàng đế cởi truồng: chỉ nhìn vào bằng chứng, vào hành động, chớ để con người, chức danh lấn át tư duy.

Khi đối diện những gì lấp lánh, hào nhoáng hãy nhớ rằng Hoàng đế khi tắm cũng …. và quyền uy cũng rứa….!

SG 5/6/2017
Mr Coach

“Nếu bạn nuôi cái tôi đủ lớn thì bạn không thể nuôi nỗi gia đình”.

Sự hiểu biết càng lớn thì cái tôi càng nhỏ.
Sự hiểu biết càng nhỏ thì cái tôi càng lớn.

[​IMG] ​

Eisntein đã đưa ra một công thức tuyệt diệu nhưng quả thật bây giờ áp dụng như thế nào và ra làm sao?
Để gia tăng thu nhập bán hàng thì cái đầu tiên cần làm là giảm được cái tôi của mình xuống để giúp chúng ta học hỏi nhiều hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và bán được nhiều hàng hơn.

Nhưng trước tiên hãy nhận diện ra cái tôi của mình trước đã:
Ở tại một môi trường nào đó tôi được sinh ra và lớn lên, tuổi thơ trải qua sự ảnh hưởng của bố mẹ, anh chị, bà con làng xóm, thầy cô, những điều đó ăn sâu vào tâm trí của tôi nên sau này cái tôi nhìn ra thế giới bên ngoài là những điều mà tôi đã được cài đặt sẵn trong người từ một hoặc những ai đó, hoặc tất cả họ.

Tôi lớn lên và bước vào những cánh cửa cuộc đời khác nhau từ thợ hồ, thợ hàng xì, bốc xếp, lái xe…. mỗi cánh của cho tôi một thế giới và những rung động cảm xúc khác nhau, và tôi lại tiếp tục lớn lên và đi vào nhiều cánh cửa khác.

Tôi như dày dặn thêm nhiều kinh nghiệm trong các va vấp cuộc đời, có khi bạn bè nhìn tôi và nói khéo “mày thì không bao giờ chết đói” tụi nó nói với tôi như vậy nhưng ẩn ý đằng sau như muốn nói thẳng rằng “mày là thằng ranh…trời phật còn khó vật được mày”.

Chính những điều đó, những thứ đó đã được đưa vào đầu tôi và chúng trở thành của tôi từ khi nào?

Tôi bán hàng và dùng tất cả những gì tôi có để tương tác với khách hàng, sự khốn khó, sự khổ đau, sự cô đơn, sự dày vò, sự thiếu thốn bốn bề và rồi tôi tóm gọn lại trong hai chữ “tự ti”, nỗi tự ti là cái tôi to lớn vô cùng và nó che khuất tất cả tiền đồ của tôi, nó che khuất những tia sáng mong manh về tương lai.
Tự ti nó đủ lớn để quật ngã một con voi đầy sức mạnh mặc dù con voi có thể quật ngã cả cánh rừng.

Khi bán hàng thì cái tôi tự ti rất lo sợ là khách hàng không mua và sẽ từ chối, sợ họ không nghe điện thoại, sợ làm phiền khách hàng, sợ khách hàng bận đón con đi học về, sơ họ đang ăn cơm…… tất cả những thứ đó được tự ti thêu dệt nên một câu chuyện bi thảm, gieo rắc vào đầu tôi mỗi sáng khi đến công ty. Nó còn lớn mạnh hơn rất nhiều khi ngồi vào bàn làm việc, càng kinh khủng hơn khi nhìn vào các danh sách khách hàng tiềm năng, thứ mà đồng nghiệp marketing ngày đêm chinh chiến “ máu lửa” để mang về nhưng tôi không muốn đụng đến họ - những khách hàng tiềm năng mà tôi phải gọi cho họ mỗi ngày.

Sự tự ti thống trị mỗi người vì mình không hiểu rằng nó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời của mình, có thể bạn không được sinh ra ở thành thị nhưng hãy tự hào rằng bạn có những ngày “đi trên đám cỏ non mượt mà dưới chân” thứ thật xa xỉ với bạn bè phố thị, được chăn trâu, ra đồng bắt cua, bắt ốc, được tắm suối, leo rừng hòa mình vào thiên nhiên, được lội bùn tắm mưa……

Nhưng hầu hết chúng ta không nhìn thấy những bức tranh tuyệt vời đó mà thay vào đấy là những so sánh hơn thua với những người khác.

Chính sự so sánh đã tạo ra cho chúng ta một cái bẫy tự ti và từ đó cái tôi được vung đắp theo cấp độ “lãi suất kép”
Và rồi một ngày nó đủ lớn để che khuất tất cả mọi thứ kể cả tiền tài danh vọng, bạn bè người thân gia đinh….
Nó sẽ khiến bạn và tôi cô đơn tột cùng và ở trong cái nghèo khó.

Và nó cũng không cho phép bạn bán được nhiều hàng vì bạn luôn thấy khách hàng hơn bạn điều gì đó, cứ mỗi lần như vậy thì cơ chế tự nhiên của tự ti làm việc xua đuổi khách hàng thay vì chăm sóc và bán hàng.

Bạn và tôi chỉ vượt qua được nó bằng cách nhận diện ra nó.
Hóa ra nó chỉ là những quan niệm, chính kiến của người khác áp đặt lên mình và mình lấy nó làm nguyên liệu để nhìn ra thế giới bên ngoài, mà bản chất thật sự không phải như vậy.
Khách hàng là những người tuyệt vời, họ sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm của bạn và của tôi, họ thích cười vui, thích nô đùa và yêu hạnh phúc, họ sẵn lòng giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta cần giúp đỡ.

Sự thật là vậy đấy!!!!

Cái tôi cá nhân, tự ti sẽ giết chết doanh số bán hàng của bạn hoặc của bất kỳ một ai có nó.
Hãy gia tăng hiểu biết sâu rộng về khách hàng để giảm tối thiểu cái tôi tự ti và giúp doanh số của bạn gia tăng đột biến nhé.

Thực tế trong 2 tháng trở lại đây, số lượng nhân sự ra đi tại công ty em là 5 người tại các vị trí khác nhau - thật khủng khiếp, tình hình nhân sự hiện tại phải nóng hơn cả nhiệt độ mặt đường Hà Nội mấy ngày qua, khủng khiếp đến nỗi em phải gọi là “mùa nghỉ việc”.

Trước tiên em xin giới thiệu “hoàn cảnh” đó là: công ty về online marketing, đối tượng tuyển dụng hiện tại là các junior và senior.

Sau thời gian đau đầu suy nghĩ, tìm hiểu các loại Bí kíp, 1001 lý do nghỉ việc, 2001 cách giữ chân nhân viên… em có suy nghĩ rằng, vấn đề tuyển dụng và giữ chân nhân viên cũng giống như cách mình thực hiện 1 chiến dịch marketing vậy.

Bước 1: PHÂN TÍCH “ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG”

Vấn đề nhân sự cốt lõi là tìm được người phù hợp, không nhất thiết phải giỏi quá, bởi vì vượt quá yêu cầu tại một vị trí, thường thì nhân sự đó sẽ không ở lâu. Vì vậy bước 1 là phân tích xem đối tượng cần tuyển dụng là ai?

- Yếu tố chung: nhân sự ngành online marketing rất trẻ, và bản thân online marketing là ngành trẻ, người có khoảng 5 năm kinh nghiệm, đặc biệt là làm ở các agency đã là rất cứng, là C level luôn rồi, cho nên xác định chung là vị trí nào thuộc junior và senior cũng phải đào tạo, chỉ là ít hay nhiều thôi.

Đối với cấp Junior: Tuyển dụng sinh viên ngành kinh tế mới ra trường, hoặc đã từng làm vị trí tương đương nhưng khác ngành.
Đối với Senior: Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương, trong ngành, khoảng 6 tháng – 2 năm năm

Bước 2: PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA “KHÁCH HÀNG”
Sau khi biết đối tượng là ai, phải đi chi tiết hơn về “Nhân khẩu học”, ví dụ Giới tính, Sở thích, thói quen, phân tích ưu nhược điểm của từng nhóm.

Junior: Các bạn trẻ này có ưu điểm mà không một nhóm nào khác có được, đó là sự năng nổ và học hỏi. Tuy nhiên trẻ thì dễ thay đổi, và thường không biết mình muốn gì. Nhóm này hay la cà facebook, dễ tính trong việc tham gia các group tuyển dụng, hoặc group sở thích.

Senior: Nhóm này khó tính hơn 1 chút, đã biết mình muốn gì, cho nên lúc phỏng vấn cần hỏi kĩ về mong muốn, đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất thì sẽ đàm phán được các tiêu chí khác thấp hơn.

BƯỚC 3: LẬP KẾ HOẠCH “SĂN LÙNG”
Sau khi đã tỏ “đường đi lối về”, thì lập ngay kế hoạch săn lùng cho từng nhóm.
Nếu tuyển dụng truyền thống qua các website, thì đã có form sẵn. Tuy nhiên, với kênh mạng xã hội, thì Content (Nội dung tuyển dụng) đóng vai trò cực kì quan trọng. Nhiều khi với từng đối tượng, từng vị trí nên có những Content tuyển dụng phù hợp để câu kéo. Nhưng điểm chung là: junior có thể phá cách mạnh mẽ, senior phá cách nhẹ nhàng, còn cấp cao hơn thì phải hấp dẫn 1 cách nghiêm túc và tinh tế. Thậm chí, content phải được phân chia chi tiết theo giới tính, độ tuổi, và địa lý…

Sau khi có Content cho từng vị trí, thì phải chọn lựa Nơi để content một cách phù hợp. Ví dụ đăng tin tuyển dụng vào Group Quản trị và khởi nghiệp sẽ bị block ngay, hihi.
Có một chú ý là Nếu tuyển dụng qua mạng xã hội, tốc độ lan truyền rất nhanh, nhưng độ nguội cũng rất nhanh, vì vậy phải chăm sóc cho tin tuyển dụng với cường độ cao và liên tục, nếu không chỉ 5 phút sau là không thấy Tin tuyển dụng của mình đâu nữa rồi.

BƯỚC 4: THU HOẠCH
Bài bản và chuyên nghiệp là vậy, nhưng kết quả thu được thì cũng kha khá chuyện hay. Em xin kể vài chuyện phỏng vấn với đối tượng junior như sau:

1. Phỏng vấn designer (Nhân viên thiết kế đồ họa): Nam, 24 tuổi, cao ráo sáng sủa mặc áo 3 lỗ đến phỏng vấn. Lý do em nghỉ việc? – Công việc cũ gò bó quá. Vậy em mong muốn một công việc như thế nào? – Em muốn công việc mà lúc thì có thể ở nhà, lúc thì ở công ty làm việc, không gò bó. Uh tiếc quá công ty này lại cực kỳ gò bó trong 8 tiếng 1 ngày, tiếc quá em ah.

2. Phỏng vấn Nhân viên Hỗ trợ khách hàng: Nam, 22 tuổi đã thực tập ở ngân hàng, hẹn 4h thì 3h30 đã thấy đến. Ơ chị tưởng hẹn em 4h mà nhỉ (trong lòng cũng phấn khởi nghĩ em này thái độ tốt) – Vâng em có việc tiện đường, với cả mình thích thì mình đến sớm thôi. Uh chị cũng thích nên chị mời em về luôn.

Tóm lại, về thực trạng khi nhận hồ sơ và phỏng vấn, phải thực tâm phát biểu rằng bản thân cảm thấy rất vui mừng, vì hình như mỗi khi tuyển dụng, là lại cảm thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp khủng khiếp:

- Gọi phỏng vấn 10 người confirm đến cả 10, thực tế đến 2 người (em nhấn mạnh là vị trí back chứ không phải sale) không đến cũng không báo.

- Tình trạng gửi CV không tiêu đề, không nội dung là thường xuyên, thậm chí có bạn còn gửi cho 10 nhà tuyển dụng 1 lúc trong cùng 1 email [​IMG]

- Vô vàn những chuyện khác... Ngay như vừa viết xong bài này thì nhân viên mới đi làm 2 tuần độp phát xin nghỉ luôn, không báo trước không lí do..

Ngoài những cá nhân vui vẻ như trên, thì kết quả cuối cùng là em vẫn tìm được những vị trí phù hợp, thậm chí là đi lâu dài với doanh nghiệp, quan trọng là chăm chỉ và kiên trì. So với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ bất lợi rất nhiều về những yếu tố “tiếp xúc đầu tiên” như: Sự hoành tráng của văn phòng công ty, quy mô nhân viên, sự chuyên nghiệp của quy trình tuyển dụng... Các yếu tố sau này như lương thưởng thì càng không cạnh tranh được. Tuy nhiên các công ty nhỏ lại có lợi thế về đào tạo, về môi trường trẻ trung năng động, về “cú nhảy vọt” trong cơ hội thăng tiến. Tất cả những điều này sẽ phụ thuộc khá lớn vào cuộc phỏng vấn với ứng viên, và người phỏng vấn ứng viên chính là người truyền lửa ban đầu. “Biết người biết ta, trăm trận cũng thắng 99”.

Trần Thu Phương
COO - Repu Digital

Brand Positioning - khái niệm "định vị thương hiệu" ngày nay là cụm từ rất phổ biến khắp toàn cầu. Và người đầu tiên đưa ra khái niệm này là Jack Trout - chuyên gia chiến lược thương hiệu người Mỹ.

Năm 1969 ông là người đưa ra một loạt bài viết về The era of positioning trên tạp chí “Industrial Marketing”. Sau đó Positioning này đã được Jack và đồng nghiệp Al Ries phân tích và trình bày hoàn chỉnh với rất nhiều ví dụ thú vị trong cuốn “Positioning – The battle for your mind” (Mc Graw-Hill 1981). Kể từ đó đến nay, lý thuyết về định vị thương hiệu được các thương hiệu trên thế giới áp dụng rộngrãi trong xây dựng chiến lược thương hiệu.

Hai cuốn nổi tiếng nữa của Jack Trout là Differentiation or Die - Khác biệt hay là chết và Repositioning - Tái định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu không phải tạo ra những cái mới mà là tối ưu hoá những gì đã có trong tâm trí của khách hàng. Al Ries và Jack Trout dùng cụm từ "manipulate what's already up there in the mind" để mô tả mục tiêu của định vị. Theo thời gian, sự vận động đi lên của thị trường kéo theo một số quan niệm học thuật mới trong giới marketing. Một số thừa kế positioning và có bổ sung thêm. Thậm chí một số phủ nhận. Cần tỉnh táo và hiểu đến đầu đến đũa. Nếu không sẽ lạc vào mê cung.

Để hiểu được sâu sắc bản chất một phương pháp luận nào đấy thực sự cần thời gian để chiêm nghiệm và nhất là để trải nghiệm trong thực tế. Với nhiều loại hình doanh nghiệp ngành nghề khác nhau, quy mô khác nhau. Cá nhân tôi qua thực tế công việc của mình thấy rằng quy luật về định vị rất hữu ích nếu biết vận dụng linh hoạt. Positioning rất gần với quy luật trong tâm lý học hành vi.

Tuy khác biệt (Differentiation) không phải là giải pháp duy nhất trong chiến lược thương hiệu (còn hai chữ quan trọng khác của brand strategy là Relevance và Distinctiveness) nhưng là một trong những giải pháp quan trọng khi thương hiệu thật sự có cơ hội.

Jack Trout mất ngày 5/2/2017, thọ 82. Cảm ơn ông. Vì những đóng góp vô giá cho ngành marketing.

Đức Sơn

Bài được chia sẻ lại trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: Jack Trout - Vĩnh biệt một Brand Guru

↑このページのトップヘ