Họ từ A(hiện tại ) hướng đến B ( giàu có , thành công, kiếm nhiều tiền, có nhiều danh tiếng ... ) .Họ nghĩ rằng đến B sẽ hạnh phúc nhưng trong thực tế, sau khi đạt được B thì hạnh phúc của họ rất ngắn ngủi, mức độ thỏa mãn sẽ nhanh chóng tụt xuống và họ sẽ phải tìm tiếp điểm C, điểm D... để truy cầu.

[​IMG] 

Đôi lúc có người sẽ dừng lại và tự hỏi tại sao tôi cứ đi tiếp đến các điểm B,C,D làm gì, vậy cả cuộc đời là truy cầu à ? Dừng lại nghỉ tý có được không ?
Và nhìn quanh xã hội ai cũng hối hả, cũng giục bạn đi nhanh lên, trong khi chính mình chưa cắt nghĩa rõ ràng được rằng đi như vậy để làm gì ? Và vì mục đích gì?
Mình có viết về cái trăn trở này tại đây : LIỆU SỰ PHÁT TRIỂN CÓ CẦN THIẾT CHO CON NGƯỜI HAY KHÔNG ? 

Tức mình nhận thấy xã hội này phát triển bởi lòng tham, nhu cầu, mong muốn con người,Có nhiều ngành công nghiệp đã lợi dụng sức mạnh và sự ảnh hưởng của họ để tạo ra những nhu cầu giả cho xã hội ( vd ngành công nghiệp sữa chẳng hạn ) 
vậy nếu không mong muốn nữa thì xã hội liệu có ngừng phát triển ?
Vậy sự phát triển liệu có cần thiết ?

Sẽ cần có thêm nhiều thời gian để dừng lại những công việc hiện tại để nghĩ tiếp xem rằng :
1.Những gì chúng ta đang làm hướng đến điều gì ? Cả cái xã hội này đang vận hành như vậy là đúng hay sai ?
2.Cái đích đó có phải cái chúng ta muốn hay không ?
3. Ủa, vậy cái mình thực sự muốn là gì nhỉ ?

Tôi đã trăn trở rất nhiều với câu hỏi này, mất vài năm trải nghiệm, khám phá để nhận ra rằng :

Trả lời câu 3 : Mỗi con người chúng ta đều truy cầu hạnh phúc.

Hạnh phúc của mỗi người khác nhau , phụ thuộc vào mức độ biết đủ của mỗi người ( biết đủ là hạnh phúc ).
Nói vậy thì có triệt tiêu động lực làm việc không nhỉ ?
ồ không . Vì cuộc đời và con người chúng ta được tạo ra do chính chúng ta.
Vậy câu trả lời là hãy cứ cố gắng hết sức tạo ra của cải vật chất , tạo dựng và thiết kế cuộc sống của mình hết sức mình mong muốn, nhưng cố hết sức rồi thì hãy biết đủ với những cái đã có. 

Trả lời câu 2 : Vậy chúng ta có thể quyết định cái hướng đến đó là cái muốn của chúng ta hay không ? tùy thuộc vào quyết định chúng ta.
Nếu vẫn muốn cuộc sống vật chất, giàu sang và thỏa mãn cái tôi cá nhân cứ việc làm. 
Thực ra cái tôi đó không hề tồn tại mà do xã hội dựng nên.
Cái tôi của bạn là kết quả của việc sống trong xã hội này và được xã hội này nhào nặn.
Nhưng hãy cứ trải nghiệm đi, nếu nói rằng muốn có một cuộc sống tinh thần cao cấp hơn chứ không theo đuổi vật chất như cả xã hội thì điều đó là tốt quá. Nhưng nhiều khi với nhiều người là quá khó.
Thôi thì nếu không được thì ít nhất hãy trải nghiệm qua một quá trình theo đuổi vật chất , đạt được rồi và rồi hãy trải nghiệm mặt trái của nó.

Trải nghiệm đáng giá hơn mọi thứ và mỗi người sau đó sẽ có quyết định của riêng họ rằng họ muốn theo đuổi lối sống nào : Lối sống xa hoa vật chất mà xã hội theo đuổi hay lối sống của một thầy tu .

Tốt nhất hãy thử cả hai trước khi chọn một lối sống nào đó thay vì chỉ ngồi đó và suy tưởng vì dễ mê lầm.
Hãy để trải nghiệm lên tiếng .

Tất cả đều là lựa chọn.

Trả lời câu 1 : Tôi cho rằng Xã hội này vận hành và phát triển nhưng việc phát triển đó bản thân nó không xấu . Vì bản thân sự phát triển mang lại cả mặt xấu ( như đường link về bài viết ở trên ) và cả mặt tốt ( máy bay đưa người đi xa trong chớp mắt, Tv đưa thông điệp đến hàng triệu người )

Vậy việc của ta là Giữ tâm sáng, làm những việc có ích và hạn chế những việc bất lợi .
Sau cho đối chiếu với nhiều hệ quy chiếu nhất có thể , trong tầm hiểu biết của ta mà vẫn thấy cái lợi nhiều hơn cái hại. Vậy đó hẳn là việc đáng làm.

Với tôi hãy cứ có kế hoạch đi từ A ( bây giờ ) đến B rồi sau đó lại tiếp tục đến C,D, F đi. Nhưng mấu chốt quan trọng nhất là CHọn con đường mình mong muốn và tận hưởng mọi thứ trên đường đi.
Vì Phật đã dạy :“There is no way to happiness. Happiness is the way.”

Bản thân chúng ta đang hạnh phúc từng ngày với lựa chọn của chúng ta.

Minh Khôi ​