Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Nhà thuốc itp pharma: www.itppharma.com Nhà thuốc Vinh Lợi: nhàthuoocsvinhloi.vn tạp chí làm đẹp táo việt taovieetj.vn Tạp chí da liễu: Tạpchidalieu.,com

Tác giả: Thạc sĩ Bác sĩ Hồ Hoàng Kim. Khoa ICU.

Để tải bài viết THUYÊN TẮC ỐI: BỆNH SINH – CHẨN ĐOÁN – HỒI SỨC PDF mời các bạn click vào link ở đây.

1. Tổng quan.

Thuyên tắc nước ối là một cấp cứu sản khoa trong đó nước ối, tế bào từ thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác đi vào máu của hệ tuần hoàn mẹ qua giường nhau thai và do đó gây ra phản ứng dị ứng đồng thời hoạt hóa dòng thác đáp ứng viêm và đông máu nội mạch lan tỏa dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng rất nặng: trụy tim phổi, suy hô hấp và rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết ồ ạt.

Thuyên tắc nước ối (AFE) lần đầu tiên được mô tả vào năm 1926 bởi J.R. Meyer, nhưng ý nghĩa thực sự của nó như một căn bệnh giết người có lẽ đã được công nhận vào năm 1941 khi Steiner và Lushbaugh, người đã công bố loạt bài khám nghiệm tử thi của tám phụ nữ mang thai chết do sốc đột ngột trong quá trình chuyển dạ. AFE là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong 10 giờ đầu tiên sau khi sinh.

Thuật ngữ AFE là một cách viết sai hiện nay còn được gọi là “hội chứng sản khoa đột ngột suy sụp” và “hội chứng giống phản vệ của thai kỳ”.

AFE được đặc trưng cổ điển bởi một bộ ba kinh điển: (1) tình trạng thiếu oxy, (2) tụt huyết áp – choáng và (3) rối loạn đông máu (Hình 1).

Hình 1. Bộ 3 kinh điển của thuyên tắc nước ối.

2. Tỷ lệ mắc – dịch tễ – yếu tố nguy cơ.

AFE có nhiều khả năng được ghi nhận thấp hơn ở nhiều quốc gia vì nó là một chẩn đoán loại trừ mà không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.

AFE là một tình trạng hiếm gặp, từ 1 trong 8000 đến 1 trong 80.000 ca sinh nở theo nghiên cứu được thực hiện bởi Gilbert và Danielsen [1]. Tỷ lệ mắc được báo cáo thay đổi từ 1,9 / 100.000 đến 6 / 100.000 theo một số nghiên cứu.

2.1 Tử vong cho người mẹ

Tỷ lệ tử vong của tất cả các trường hợp dao động từ 11% đến 43% (Hình.2).

AFE là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ năm [2]. Thông thường, AFE có tỷ lệ tử vong lên đến 80%. Các báo cáo gần đây hơn cho thấy tỷ lệ tử vong là từ 20% đến 40%, với một số thấp là 13%.

Kết cuộc của sơ sinh cũng rất kém, nếu AFE phát triển trước khi sinh thì những trẻ sống sót bị suy giảm thần kinh lâu dài.

Hình 2. Tỷ lệ tử vong theo trước đó trên quy mô thời gian.

2.2 Các nguyên nhân thúc đẩy.

Để nước ối đi vào tuần hoàn, cần có 3 điều kiện tiên quyết:

  • Vỡ màng ối.

  • Vỡ tĩnh mạch tử cung hoặc cổ tử cung.

  • Chênh áp suất từ tử cung đến tĩnh mạch.

Các yếu tố nguy cơ của mẹ khác bao gồm [4]:

  • Tuổi mẹ> 35 tuổi.

  • Nhau tiền đạo và bong nhau thai.

  • Mổ lấy thai hoặc thủ thuật hỗ trợ sinh (kẹp, hút).

  • Sản giật.

  • Kích thích/ giục chuyển dạ.

  • Nước ối nhiễm phân su.

  • Rách trong tử cung hoặc các tĩnh mạch vùng chậu lớn khác.

Liên quan tăng co tử cung dường như là một ảnh hưởng chứ không phải là nguyên nhân của AFE. Có khả năng là do lưu lượng máu đến tử cung ngừng lại khi áp lực trong tử cung vượt quá 35–40 mmHg [5].

Các yếu tố nguy cơ từ con bao gồm:

  • ƒ

  • Suy thai.

  • Thai chết lưu.

  • Bé trai.

2.4 Bệnh sinh – lâm sàng

Cơ chế bệnh sinh của AFE phức tạp và không rõ ràng; sự phát triển của nó cho thấy sự tắc nghẽn cơ học của các mạch phổi bởi các thành phần nước ối dẫn đến giải phóng các yếu tố thể dịch và miễn dịch.


Đọc tiếp đầy đủ tại https://nhathuocngocanh.com/thuyen-tac-oi-benh-sinh-chan-doan-hoi-suc/

Nguồn: https://nhathuocngocanh.com/
https://dribbble.com/shots/18114829-Thuy-n-t-c-i-B-nh-sinh-ch-n-o-n-v-h-i-s-c-c-p-c-u

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: CT12B Kim Văn Kim Lũ, Nghiêm Xuân Yêm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Kios 43, chợ huyện Nga Sơn, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Hotline: 098.572.9595.

Facebook: https://facebook.com/NhaThuocNgocAnh.com.vn/

Instagram: https://www.instagram.com/nhathuocngocanh/

Behance: https://www.behance.net/nhathuocngocanh 

Linkedin: https://vn.linkedin.com/company/nhathuocngocanh

Twitter: https://twitter.com/nhathuocngocan2

Pinteres: https://www.pinterest.com/nhathuocngocanh/

Youtube: https://www.youtube.com/c/NhathuocNgocAnhofficial


Có rất nhiều phương pháp dân gian để điều trị bệnh trĩ nói chung và loại trĩ hỗn hợp nói riêng. Tùy vào từng người khác nhau sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau phù hợp với mình. Trong bài viết này mời các bạn hãy cùng tham khảo một số mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả nhé.

Chườm đá lạnh và ngâm nước mát vùng hậu môn

Trĩ hỗn hợp có thể làm cho bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau rát, khó chịu, bệnh nhân luôn cảm thấy bị kích thích ở vùng hậu môn trực tràng. Trong những trường hợp này, việc chườm đá lạnh hay ngâm nước mát vào vùng hậu môn sẽ là một phương pháp phù hợp giúp bệnh nhân có thể khắc phục được tình trạng đau rát hậu môn này. Nhiệt độ thấp hay môi trường lạnh cũng có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng đau nhức cấp tính, giảm tình trạng sưng nóng và viêm đỏ của các búi trĩ. Ngoài ra việc chườm đá còn có chức năng giúp sát trùng và làm sạch những tổn thương hở vùng hậu môn và các búi trĩ lòi ra ngoài và ngăn chặn không để cho tình trạng viêm nhiễm xuất hiện và gây gián đoạn  quá trình hồi phục của bệnh nhân.

Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý rằng, trước khi chườm lạnh hay ngâm nước mát vào khu vực hậu môn thì cần phải vệ sinh vùng đó thật sạch sẽ để tránh gặp phải các nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm thứ phát. Để an tâm hơn trong việc sát khuẩn thì các bạn cũng có thể thêm muối trắng vào nước hoặc thêm muối vào khay đá khi làm.

Thực hiện thói quen ăn uống khoa học và bổ sung nhiều chất xơ

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng bệnh trĩ của bệnh nhân. Bệnh trĩ đa số là hậu quả của các tình trạng bệnh lý hay rối loạn hệ thống đường tiêu hóa diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Trong đó tình trạng táo bón được coi là nguyên nhân hay gặp nhất gây nên bệnh trĩ. Vì vậy mà việc thực hiện và tạo thói quen thành lập chế độ ăn uống  khoa học là rất quan trọng. Việc ăn uống khoa học sẽ cải thiện được tình trạng tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở khu vực ống trực tràng và hậu môn. Từ đó sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng khó khăn khi đại tiện hay giảm triệu chứng đi ngoài ra máu.

Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ hỗn hợp được khuyên dùng một số loại thực phẩm như:

  • Sữa chua: sữa chua được coi là một loại thực phẩm rất hữu ích đối với hoạt động của hệ thống đường tiêu hóa. Thành phần của sữa chua bản chất là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên, nên sữa chua có khả năng cung cấp một lượng lớn các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó cũng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân hoạt động ổn định hơn, làm giảm nguy cơ táo bón làm nặng bệnh trĩ.
  • Các loại rau củ quả tươi: đây là nhóm thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất cho cơ thể. Chất xơ có trong các loại rau củ quả tươi sẽ giúp hỗ trợ quá trình làm mềm phân và làm giảm áp lực vùng ống hậu môn trực tràng khi bệnh nhân đi đại tiện. Bên cạnh đó, trong các loại rau củ quả tươi còn có chứa một lượng lớn các loại acid amin cần thiết, vitamin và các loại vi khoáng chất. Những thành phần này cũng sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng như điều hòa nhu động ruột.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Theo như lời khuyên của các chuyên gia thì tốt nhất chúng ta nên uống đủ từ 2 cho đến 2.5 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp duy trì một lượng chất lỏng cần thiết trong lòng hệ thống đường ruột đặc biệt là ở trực tràng, làm mềm phân và để làm giảm và đỡ tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc uống đủ nước mỗi ngày còn giúp làm giảm áp lực lên vùng hậu môn khi đi đại tiện, tránh được tình trạng khó chịu, khô rát hay nứt kẽ vùng hậu môn.
  • Bổ sung thêm các loại gia vị phù hợp: Bên cạnh các loại thực phẩm nêu trên thì các bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại gia vị lành mạnh vào chế độ ăn hằng ngày của mình. Điển hình như một số loại lá như lá thì lá, đinh lăng, nghệ… các loại gia vị này có thể làm giảm sung và giảm viên tại các búi trĩ , làm bền vững thành mạch giảm chảy máu khi đi đại tiện.

Dùng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ

Rau diếp cá từ lâu đã được rất nhiều người biết đến với tác dụng điều trị bệnh trĩ thần kỳ của nó. Cách sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ cũng có thể đa dạng tùy theo thói quen của từng người. Rau diếp cá sau khi rửa và ngâm sạch với nước muối thì các bạn có thể chế biến hay sử dụng theo các cách khác nhau như: ép nước uống, nấu canh, nấu nước xông vùng hậu môn, giã nhỏ đắp vào vùng hậu môn,... rất nhiều người đã sử dụng diếp cá và thấy được hiệu quả cải thiện búi trĩ rất tốt.

Điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại lá có tính tiêu viêm, sát trùng và cầm máu rất hiệu quả. Dựa vào những ưu điểm đó thì người ta dùng lá trầu không vào điều trị bệnh trĩ. Khi dùng lá trầu không đúng cách sẽ giúp chúng ta cải thiện được tình trạng ngứa hậu môn, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng khu vực xung quanh lỗ hậu môn và các búi trĩ. Khi lá trầu không đã được rửa sạch, các bạn có thể nấu nước để xông vùng hậu môn hoặc giãn nhỏ lá trầu không đắp lên vùng lỗ hậu môn trong khoảng 3-5 phút mỗi lần.

 

Trên đây là một số mẹo dân gian để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cho các bạn tham khảo. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác nữa nhưng ít dùng hơn, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Nguồn bài viết: Sức Khỏe Đời Sống

Đọc thêm: CÁCH LÀM XÀ PHÒNG HANDMADE ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRĨ HỖN HỢP

VIÊM DA CƠ ĐỊA

CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA HIỆU QUẢ HIỆN NAY

VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một dạng phức tạp của bệnh trĩ. Bình Thường người ta hay gặp trĩ nội hoặc trĩ ngoại là các dạng đơn giản phân biệt với nhau bằng vị trí tương quan so với đường răng lược ở ống hậu môn. Người ta gọi là trĩ hỗn hợp khi bệnh nhân có bao gồm cả các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại xen kẽ với nhau.

Trĩ hỗn hợp thường sẽ vừa làm cho bệnh nhân bị các biểu hiện của trĩ nội vừa có biểu hiện của trĩ ngoại lòi ra ngoài làm cho bệnh nhân khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Việc điều trị trĩ hỗn hợp cũng phức tạp và khó khăn hơn các loại trĩ đơn khác. Người ta thường phải kết hợp giữa các phương pháp điều trị ngoại khoa và nội khoa cùng một lúc để nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh nhân trĩ hỗn hợp cũng đòi hỏi cần phải kiên trì hơn thì mới có thể điều trị dứt điểm bệnh này. Không thể ngày một ngày hai mà có thể khỏi bệnh ngay được.

Các nguyên nhân gây ra trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp nói riêng cũng như bệnh trĩ nói chung có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như nguy cơ thuận lợi gây nên bệnh trĩ hỗn hợp:

  • Do tình trạng TÁO BÓN KÉO DÀI thường xuyên: Khi bị táo bón, phân sẽ bị ứ đọng lại các quai ruột vùng trực tràng làm cho áp lực trong ổ bụng tăng cao hơn bình thường. Và dưới tác động của áp lực tăng cao đó thì khi người bệnh đi đại tiện sẽ phải dùng hết sức để rặn tống cục phân ra ngoài. Khi bệnh nhân rặn như thế thường xuyên, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như các cơ vòng hậu môn, cơ nâng hậu môn, các dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo không có sức co kéo như trước. Từ đó bệnh nhân sẽ có nguy cơ sẽ hình thành các búi trĩ bên trong cũng như bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.

  • Do tính chất công việc đặc thù: Những người thường xuyên làm các công việc có tính chất phải ngồi nhiều, đứng nhiều hay thường xuyên phải mang vác vật nặng… sẽ có thể làm cho chức năng của các shunt động mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng theo. Khi đó, sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn các búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, và từ đó tạo nên các búi trĩ căng to, sưng phồng, dễ bị xây xát CHẢY MÁU KHI ĐI ĐẠI TIỆN.

  • Do chế độ ăn uống chưa hợp lý: Chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành các búi trĩ. Nhiều người có thói quen ăn uống nhiều thịt nhưng lại ít rau, bổ sung không đủ chất xơ và lười uống nước sẽ có thể gặp phải tình trạng táo bón kéo dài và sau đó gây ra nhiều hậu quả về trĩ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng và ăn uống các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng sẽ có thể khiến cho chúng ta gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay bị tiêu chảy liên tục. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, làm tăng tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ hỗn hợp ở người cao tuổi: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tuổi càng cao thì các tĩnh mạch vùng hậu môn càng có xu hướng bị tụt xuống phía dưới, hệ thống đường tiêu hóa cũng sẽ bị yếu đi. Khi đó chỉ cần một áp lực tác động đủ lớn như táo bón thì các tĩnh mạch sẽ bị tổn thương, sưng phồng và viêm nhiễm lan tỏa.

  • Do yếu tố tâm lý: tưởng như tâm lý không có ảnh hưởng gì nhưng thực chất nó lại có mối liên quan mật thiết tới bệnh trĩ. Những người thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu sẽ có nguy cơ cao bị táo bón cũng như bị trĩ hơn những người khác.

  • Một số bệnh lý vùng sinh dục như u sinh dục, lười vệ sinh hậu môn, áp xe hậu môn,... do bẩm sinh hay mắc phải cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ cao hơn cho người bệnh.

  • BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ MANG THAI vì tử cung lớn dần làm tăng áp lực lên ổ bụng, chèn ép các quai ruột cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

  • Do thói quen nhịn đi đại tiện làm cho bệnh nhân bị táo bón kéo dài và từ đó dẫn tới bệnh trĩ.

 

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp và các nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Nguồn bài viết: Sức Khỏe Đời Sống

↑このページのトップヘ