Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Nhà thuốc itp pharma: www.itppharma.com Nhà thuốc Vinh Lợi: nhàthuoocsvinhloi.vn tạp chí làm đẹp táo việt taovieetj.vn Tạp chí da liễu: Tạpchidalieu.,com

2017年06月

Sáng nay dậy sớm, vào Group đọc bài, tự nhiên thấy bài : “Tôi làm chủ. Tôi tuyển nó vào làm cho tôi. Chả lẽ tôi không đuổi nó ngay lập tức được ?: https://goo.gl/srM9cB “ với kết luận rằng khi đã tuyển, đã ký hợp đồng lao động thì không dễ gì cho nhân viên nghỉ được. Các tối ưu nhất là đàm phán để sao cho nhân viên tự viết đơn là tốt nhất. Ngẫm lại thấy bản thân cũng có đôi lần cho nhân viên nghỉ và rồi cũng tổng kết được vài ba cái mẹo để đề phòng trường hợp cần. Cái lần cho bạn nhân viên nghỉ gần đây nhất, thực lòng là tôi cũng không muốn. Lúc đó, dự án sắp đến hạn mà mỏi thứ dở dang, tôi nóng nảy bảo bạn: “em không làm được thì nghỉ đi”. Lúc đó nóng nói vậy chứ ý không phải vậy thế mà một thời gian sau bạn ý viết đơn xin nghỉ thật.

[​IMG]

Tổng kết từ cá nhân cùng với một số tìm hiểu, tôi nhận ra rằng, chúng ta có 8 cách gián tiếp có thể áp dụng với những nhân viên mà chùng ta muốn cho nghỉ việc:

1. Chỉ ra những lỗi của nhân viên trong quá trình làm việc thường xuyên hơn. Không những chỉ ra lỗi sai, chúng ta sẽ lưu trữ lại các dấu vết. Tìm hiểu về quy trình sa thải và có các bước chuẩn bị cụ thể. Khi nhân viên quá “bướng”. Nên có những lần họp và biên bản cụ thể khi nhân viên gặp lỗi.
2. Cắt giảm nhiệm vụ công việc giao cho nhân viên đó. Một số nơi dùng chiêu này bằng cách chuyển nhân viên sang bộ phận hành chính rồi cho ngồi chơi không.
3. Thuê một nhân viên khác để rốt cục thay thế nhân viên bị “hết yêu”
4. Điều chuyển nhân viên đó tới một nơi làm việc khác: “thuyên chuyển” cùng với “giảm lương”. Đây là cách thứ 4 nhưng lại là cách đầu tiên khi muốn cứng với nhân viên. Thí dụ một cách nói cứng : “Một là anh tự viết đơn xin nghỉ việc ngay đi, còn anh không chịu viết đơn xin nghỉ việc, mà cố gắng trụ lại thì tôi sẽ thuyên chuyển anh về làm nhân viên một chi nhánh khác. Anh ở Hà Nội chứ gì? Tôi sẽ chuyển anh sang chi nhánh Đà Nẵng, xem anh làm thế nào nhé. Lúc đó lương anh sẽ bị giảm thấp hơn 50% theo như vị trí điều chuyển nhé. Còn tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt chỗ xa nhà anh ráng mà chịu. Còn không chịu đựng đươc thì viết đơn xin nghỉ việc đi.” Cách này theo luật không dễ
5. Không cho nhân viên đó tham gia vào các dự án mới của công ty
6. Ưu tiên giao tiếp với nhân viên đó qua email là chủ yếu, thay vì trực tiếp hay bằng điện thoại (tránh gặp mặt).
7. Không mời nhân viên đó tới một số cuộc họp nhất định hoặc đưa họ vào những dự án nhất định (tránh làm việc)
8. Không mời nhân viên đó tham gia những cuộc tụ tập ngoài giờ làm với các đồng nghiệp khác (tránh giao lưu)

8 cách này sắp xếp theo thứ tự từ nhiều nhất xuống ít nhất. Đây là những tín hiệu chúng ta nên đưa ra cho nhân viên. Nhẹ nhàng tình cảm và hi vọng họ hiểu. Thực ra 8 cách tình cảm nhẹ nhàng này, các cấp quản lý sẽ áp dụng được nhiều hơn. Còn CEO với quyền lực tuyệt đối, chắc chúng ta chỉ cần ngồi vào bàn, gọi nhân viên đến rồi đàm phán cụ thể. Vạn bất đắc dĩ là vậy.

Tuy nhiên, việc này khó nên các CEO và quản lý hay đẩy lên phòng Nhân sự giải quyết. Tôi đã nói ở rất nhiều bài viết rằng: CEO và Quản lý phải là người Quản trị Nhân sự (Tuyển – Dạy – Dùng – Giữ - Thải) vì thế việc gặp, nói và ra quyết định phải là họ. Chuyển việc sang phòng HR là chưa làm hết việc. Làm CEO, làm quản lý nên thực hiện cả THẢI trong công việc của mình.

Các cách ở trên thực ra chỉ là số ít trong vô số cách để ra tín hiệu cho nhân viên. Hẳn ai cũng có cách của mình. Nhưng làm thế nào cho hay không phải dễ. Làm thế nào để người ra đi tâm phục khẩu phục lại là cả một vấn đề. Chính vì thế mà chúng ta cần có Đánh giá thực hiện công việc minh bạch công bằng (Lương là lỗ thủng lật thuyền ?: https://goo.gl/IQgMb9 ) và chính sách thải loại nhân viên phù hợp (Cách phân loại nhân viên của anh Thành Kido và làm thế nào để họ đạt hiệu quả tốt công việc? https://goo.gl/XTo2rQ ).

Chúng ta nên xuất phát từ cái tâm khi nghĩ đến việc không muốn hợp tác với những người dưới cấp. Nhân viên nghỉ việc không có nghĩa là hết duyên. Có thể giai đoạn này họ chưa làm được việc, có thể chúng ta chưa dùng được họ nhưng không có nghĩa tương lai họ không làm được. Cùng với thời gian, cách dùng người sẽ lên theo kinh nghiệm. Lúc đó, biết đâu chúng ta lại có duyên làm việc. Do đó CEO cần có thêm cả chính sách dành cho các nhân viên cũ. Duy trì kết nối. Biết đâu họ lại là khách hàng, đồng nghiệp, chí ít thì họ cũng là một “dư luận viên” cho chúng ta. Tôi thấy ít công ty có chính sách này. Nhưng các CEO thì họ vẫn thực hiện. Một cách không chính thống, chúng ta vẫn “theo dõi” các bước trưởng thành của các đồng nghiệp. Nếu ai chưa làm, chúng ta thử 1 lần xem sao?

Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24

Bài viết được chia sẻ lại trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: Nghệ thuật cho nghỉ việc ... dành cho CEO

Tôi có được may mắn theo dõi quá trình khởi nghiệp và thành công của 3 người bạn, tất cả đều bắt đầu từ con số 0.

Người bạn đầu tiên, khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Trong suốt những năm đại học, thời gian bạn đi làm tour guide còn nhiều hơn thời gian trên giảng đường. Nhưng cũng có lẽ nhờ vậy, tất cả những bí quyết làm dịch vụ du lịch bạn nắm như lòng bàn tay, khi bạn bè tốt nghiệp với tấm bằng và vốn kinh nghiệm bằng 0 thì bạn đã dễ dàng gia nhập một công ty du lịch lớn. Nhưng cũng nhanh chóng thôi, bạn ra mở công ty riêng, với một hướng đi hoàn toàn khác biệt: mở công ty tại các thị trường nước ngoài để đưa khách du lịch về Việt Nam. Những ngày đầu kinh doanh khó khăn, đối tác làm cùng thiếu sự kiên nhẫn mà xin rút khiến bạn lao đao, phải bán cả mảnh đất của gia đình để trang trải, tuy nhiên niềm tin của bạn chưa bao giờ thay đổi. Ngày bạn say sưa nói về tầm nhìn mở rộng công ty từ Úc sang Anh, Nhật Bản, Mỹ… tôi đã có đôi chút nghi ngại nhưng bây giờ khi mọi việc đều diễn ra theo kế hoạch, tôi hoàn toàn bị bạn chinh phục tuyệt đối.

Bài học rút ra: thứ nhất, đừng chỉ biết chôn vùi 5 năm đại học trong giảng đường, hãy định hướng công việc sau này và tranh thủ tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn. Thứ 2, không bao giờ được mất niềm tin. Niềm tin sẽ là kim chỉ nam để bạn vươn tới những thành công to lớn.

Người bạn thứ 2, khởi nghiệp với công ty chuyên facebook ads kiêm giúp vợ bán hoa online. Ngày đó, facebook chưa bành trướng như bây giờ nên dịch vụ chạy quảng cáo facebook còn chưa phát triển. Bạn chịu khó hỗ trợ vợ quảng cáo online kiêm cả đi cắm hoa giúp vợ, cái văn phòng facebook ads cũng nằm bé xíu trong tiệm hoa. Nhưng chỉ 1 năm sau, Facebook vụt sáng, công ty phát triển chóng mặt trở thành top 3 agency facebook ads tại VN. Rõ ràng, bạn thành công vì dũng cảm đón đầu xu hướng, dám mở lối riêng khi thị trường còn chưa thông tỏ.

Người bạn cuối cùng đi lên từ một phóng viên thuần túy nhưng sự nhanh nhạy đã khiến bạn tiến xa hơn rất nhiều so với đồng nghiệp cùng thời. Những ngày đầu gia nhập làng báo chí, bạn đã giúp tôi rất nhiều trong việc kết nối với các nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia các sự kiện. Chỉ vài năm sau, bạn đã thành trưởng ban Giải trí của một trang báo mạng uy tín. Những tượng vị trí có thể nói là có power (trong ngành giải trí) sẽ gắn bó với bạn lâu dài nhưng không, bạn đã quyết định rời bỏ chiếc ghế vững chãi đó để ra thành lập công ty truyền thông giải trí riêng. Dù có thể chọn đồng thời làm cả 2 việc nhưng quyết định tập trung vào một đã giúp bạn dành toàn bộ tâm huyết để phát triển "đứa con" của mình. Một bài học thầy tôi luôn nhắc đi nhắc lại: Focus & One thing

Người ta nói, học thầy không tày học bạn. Quả đúng như vậy, quan sát cách họ bắt đầu khởi sự, gặp nhiều khó khăn và đạt được thành công như hiện tại giúp tôi vỡ ra nhiều bài học cho riêng mình. Không có công thức chung cho sự thành công, vì mỗi ngành nghề có những tính chất khác nhau nhưng Niềm tin, Lòng quyết tâm & Tinh thần học hỏi là những yếu tố không thể thiếu.

Tùng Nguyễn - MAC Event

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: 3 người bạn, 3 bài học khởi nghiệp quý giá

↑このページのトップヘ