NẤM LINH CHI
– Tên khoa học của nấm linh chi là Ganoderma Lucidus Karst.
– Tính vị, công năng: nấm linh chi có vị nhạt. tính ấm, có tác dụng tư bổ và làm mạnh sức, được coi như một loại tiên đan, diệu dược.
– Sách “ Thần nông bản thảo” đã viết: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái mây mưa trên núi cao, cái quý của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ gìn sức khỏe cho các bậc đế vương.”
– Ngày nay, linh chi đã được nuôi cấy thành công ở nước ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy linh chi có chứa một số hoạt chất như ergossterol, lyzozym, protease, axit hữu cơ và một số chất khác.
– Tác dụng sinh học của linh chi đã được các nhà khoa học chứng minh, đặc biệt là trên hệ tim mạch. Linh chi có tác dụng làm giảm cholesterol máu, photpholipit máu, tăng sức co bóp cơ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra linh chi còn có tác dụng điều hòa huyết áp, nếu huyết áp cao thì sẽ làm giảm đi còn huyết áp thấp thì sẽ tăng lên đến mức bình thường, còn nếu dùng nhiều thì huyết áp sẽ ổn định. Linh chi còn có tác dụng chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành. Ngoài những tác dụng trên, Linh chi còn có tác dụng khác như hạ đường huyết, bổ phổi, cắt cơn ho suyễn, bổ gan thận, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tránh mệt mỏi.
– Linh chi thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, có thể ngâm rượu uống.
– Liều dùng hằng ngày 3-10 g có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác như thảo quyết minh, ngưu tất, hà thủ ô,… để làm tăng tác dụng chống mỡ máu tăng cao và cao huyết áp.
– Ứng dụng cụ thể trong chữa bệnh huyết áp thấp:
+ Linh chi xay nhỏ 5- 10 g, hãm hoặc sắc uống mỗi ngày một thang.
+Linh chi xay nhỏ 5-10 g, nhân sâm 3g, gừng tươi 3 lát, sắc uống ngày một thang.
– Ứng dụng trong chữa bệnh huyết áp cao: dùng khoảng 20 g nấm linh chi sắc nước uống hàng ngày thay nước lọc. ngoài ra nếu không sắc có thể sử dụng cao linh chi uống cũng rất có hiệu quả đối với người cao huyết áp.