Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Nhà thuốc itp pharma: www.itppharma.com Nhà thuốc Vinh Lợi: nhàthuoocsvinhloi.vn tạp chí làm đẹp táo việt taovieetj.vn Tạp chí da liễu: Tạpchidalieu.,com

2017年11月

Đặc điểm bệnh giang mai

Giang mai bẩm sinh
  • Trước đây giang mai bẩm sinh được xem là giang mai di truyền.
  • Hiện nay, người ta xác định giang mai không phải là bệnh di truyền mà do người mẹ mắc bệnh giang mai lây cho thai nhi.
  • Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ, do màng rau thai mỏng đi, máu mẹ dễ dàng trao đổi với máu thai nhi, nhờ vậy xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào thai nhi qua rau thai gây bệnh.

+ Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào bào thai mà có thể xảy ra các trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu, trẻ đẻ non và có thể tử vong.

  • Nếu nhiễm xoắn khuẩn nhẹ hơn nữa, em bé mới sinh ra trông có vẻ bình thường, sau vài ngày hoặc 6-8 tuần lễ thấy xuất hiện các thương tổn giang mai, khi đó gọi là giang mai bẩm sinh sớm.
  • Giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện muộn hơn khi trẻ trên 2 tuổi, khi 5-6 tuổi hoặc lớn hơn gọi là giang mai bẩm sinh muộn.

2 thể giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh sớm

+ Thường xuất hiện trong 2 năm đầu, nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 tháng đầu.

+ Các biểu hiện thường mang tính chất của giang mai thời kỳ thứ II mắc phải ở người lớn.

Có thể có các triệu chứng sau:

  • Phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân, thường gặp hơn là triệu chứng bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn.
  • Giả liệt Parrot thường xảy trong 6 tháng đầu của trẻ sau sinh, có thể gặp chứng viêm xương sụn ở các xương dài với các biểu hiện: xương to, đau các đầu xương làm trở ngại vận động các chi, vì vậy gọi là “giả liệt Parrot”.

+ Toàn thân:

  • Trẻ đẻ ra nhỏ hơn bình thường, da nhăn nheo như ông già, bụng to, tuần hoàn bàng hệ, gan to, lách to.
  • Trẻ có thể sụt cân nhanh, chết bất thình lình.

Giang mai bẩm sinh muộn

+ Xuất hiện sau đẻ 3-4 năm hoặc khi đã trưởng thành.

+ Các triệu chứng của giang mai bẩm sinh muộn thường mang tính chất của giang mai thời kỳ thứ III mắc phải ở người lớn.

Các triệu chứng thường gặp là

  • Viêm giác mạc kẽ, thường xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau cả hai bên, có thể dẫn đến mù.
  • Lác quy tụ.
  • Điếc cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi.

+ Cũng có khi trên lâm sàng, người ta không phát hiện được các dấu hiệu của giang mai bẩm sinh sớm, giang mai bẩm sinh muộn mà chỉ thấy thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm… Đấy chính là các di chứng của giang mai bẩm sinh do các thương tổn giang mai ở bào thai đã liền sẹo để lại.

PHÒNG BỆNH

  • Tuyên truyền, giáo dục y tế cho cộng đồng thấy được nguyên nhân, cách lây truyền, biến chứng và cách phòng bệnh.
  • Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để khống chế đến mức tối đa giang mai bẩm sinh
  • Hướng dẫn tình dục an toàn: chung thủy một vợ, một chồng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: dùng đúng cách và thường xuyên, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, “khách làng chơi”.
  • Thực hiện chương trình 100% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với đối tượng gái mại dâm.

Vị thuốc dùng thân rễ của cây Hoàng liên chân gà Họ Mao lương. Ngoài ra còn dùng các loại thổ hoàng liên khác như Hoàng liên gia, Hoàng liên ô rô, thổ hoàng liên, mã vĩ thảo.

Tính, vị: vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào các kinh tâm, tỳ, vị.

Công năng chủ trị:

Thanh nhiệt táo thấp: thuốc có vị rất đắng có khả năng ráo thấp, tính hàn có thể thanh nhiệt dẫn đến tiết tả lỵ, lỵ ra máu kể cả lỵ trực trùng và lỵ amip, viêm ruột, có thể dùng riêng hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác như nam mộc hương, đinh hương thanh bì, trần bì, tam lăng, nga truật, bán hạ, ba đậu, ô mai( bài Bí phương hóa trệ hoàn để chữa lỵ). Khi vị nhiệt gây nôn lợm có thể phối hợp với trúc nhự, bán hạ, quất bì. Nếu đại tiện bí táo thì phối hợp với ba đậu sương. Lấy bột mịn của hai thuốc trên làm thành bánh. Mặt khác nhỏ dịch củ hành có pha ít muối vào thần khuyết của người bị bệnh. Đặt bánh hoàng liên ba đậu lên trên rốn, dùng mồi ngải cứu đốt trên miếng thuốc nói trên.

Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm hỏa thịnh dẫn đến chứng tâm hồi hộp, loạn nhịp, người bồn chồn, buồn bực mất ngủ, niêm mạc miệng lưỡi bị lở, phồng rộp phối hợp vị thuốc với chu sa, toan táo nhân…

Thanh can sáng mắt: dùng điều trị các bệnh do can hỏa, gây ra đau mắt đỏ, sưng phù, nước mắt chảy do can đởm thấp nhiệt, phối hợp với hạ khô thảo.

Chỉ huyết: dùng đối với những trường hợp huyết nhiệt dẫn đến chảy máu cam, nôn ra máu; cần phối hợp với đại hoàng đã được sao cháy và hoàng cầm.

Giải độc hạ hỏa: thuốc có khả năng giải độc mạnh, dùng đối với những chứng nhiệt độc như ung nhọt độc ở bên trong; tà nhiệt thiêu đốt, sốt cao chóng mặt, nói mê sảng phát cuồng, có thể phối hợp với hoàng cầm, hoàng bá mỗi thứ 8g, chi tử 12g.

Liều dùng: từ 2-12g.

Một số kiêng kị khi dùng vị thuốc: Những người tâm hư phiền nhiệt, tỳ hư tiết tả không nên dùng. Khi dùng có thể tẩm với nước gừng hay nước sơn thù du để giảm bớt tính lạnh của vị thuốc. Cũng cần chú ý rằng với hoàng liên, dùng liều nhỏ còn có tác dụng kiện vị kích thích tiêu hóa, liều lớn gây nôn, tổn thương đến dịch vị.

Tác dụng dược lý:

Chất Berberin alcaloid chính của hoàng liên, ở thể nội hoặc thể ngoại đều có tác dụng tăng cường công năng của bạch cầu đối với khả năng nuốt tụ cầu vàng, Berberin còn có tác dụng lợi mật, dùng tốt cho bệnh viêm túi mật.

Tác dụng kháng khuẩn: hoàng liên có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế đối với trực khuẩn thương hàn, đại tràng, bạch hầu, ho gà, mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm não và song cầu khuẩn viêm phổi, ức chế virus cúm, ức chế một số nấm da.

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em, đặc biệt là gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch đề kháng của trẻ, suy dinh dưỡng và nguy cơ tử vong cao.

Xem thêm các mẹo chăm sóc bé, các cách trị táo bón cho bé tại isilax

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày, khác với tiêu chảy kéo dài (tiêu chảy trên 14 ngày).

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường qua đường phân miệng. Phân trẻ bị tiêu chảy chứa mầm bệnh là vi khuẩn gây bệnh. Khi sinh hoạt thiếu vệ sinh như không ăn chin, uống sôi, rửa tay.. thì dễ làm phát tán nguồn bệnh và lại làm cho trẻ nhiễm bệnh. Các đợt tiêu chảy cấp thường mắc với nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi và càng dễ dàng hơn với nhóm trẻ thể trạng yếu, suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch… Ngoài ra thì một số yếu tố khác cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng của tiêu chảy cấp như tính chất địa dư (tiêu chảy theo mùa), thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh, phong tục tập quán…

Có nhiều tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp như các loại virus (rotavirus, adenovirus…), vi khuẩn( các chủng vi khuẩn Ecoli, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả…) và các loại kí sinh trùng (amip, giardia…) với rất nhiều cơ chế gây bệnh khác nhau. Trong đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới rotavirus là tác nhân gây tiêu chảy cấp cho trẻ dưới 2 tuổi, hay phẩy khuẩn tả rất dễ lan tràn thành dịch.

Các loại vi sinh vật nói trên gây bệnh ở hệ tiêu hóa của trẻ, làm nhiễm độc đường tiêu hóa, phá hủy các tế bào ở đây, gây tăng xuất tiết dịch vào lòng ruột, mất cân bằng áp lực thẩm thấu làm cho trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng, tăng xuất tiết vào đường tiêu hóa, gây mất nước nhanh chóng. Tình trạng kéo dài sẽ gây nhiễm acid chuyển hóa và mất ion kali.

Là một bệnh xảy ra với tình trạng nhiễm độc ,mất nước và mất cân bằng chuyển hóa, tiêu chảy cấp thường có một số biểu hiện điển hình sau đây

  1.       Đường tiêu hóa:

  •         Bệnh xảy ra đột ngột: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều nước, nhiều lần (có thể từ 10-15 lần /ngày), có thể lẫn nhày máu mũi.
  •         Nôn nhiều (do rotavirus), và trẻ thường rất biếng ăn, chỉ thích uống nước
  1.       Biểu hiện mất nước:

  •   Trường hợp cấp tính, trẻ mất nước nhanh thì trẻ có thể kích thích vật vã, sau đó là li bì hôn mê.
  •   Trẻ thường khát nước, uống nhiều. Mắt có thể trũng (nhìn bọng mắt), hoặc khô. Miệng lưỡi trẻ đều khô tùy theo mức độ mất nước của trẻ. Độ chun giãn, đàn hồi của da giảm, da khô… Nếu trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn thì có thể có sốt kèm theo.

Đối với trẻ còn bú thì biểu hiện bỏ bú là một dấu hiệu quan trọng cần hết sức lưu ý.

Khi phát hiện ra trẻ có dấu hiệu của tiêu chảy cấp và mất nước, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để xác định tình trạng mất nước để kịp thời xử trí. Một số các xét nghiệm rất cần thiết cho viêc chẩn đoán và xác định tình trạng trẻ như soi phân tươi để tìm nguyên nhân gây bệnh, điện giải đồ để xác định tình trạng nhiễm khuẩn, công thức bạch cầu để xác định tình trạng nhiễm khuẩn.

Trong chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp thì có nhiều cách phân loại như phân loại dựa vào mức độ mất nước, phân loại dựa vào rối loạn điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm toan (mất nước ưu trương, nhược trương, dẳng trương, mất điện giải…), phân loại dựa vào cơ chế gây tiêu chảy và cuối cùng là dựa vào cơ chế nhiễm khuẩn đi kèm.

Hiện nay, phác đồ điều trị dưa trên mức độ mất nước được áp dụng phổ biến hơn cả. khi điều trị theo phác đồ này, người ta phân thành 3 mức độ mất nước là mất nước A, mất nước B, và mất nước C để bù nước và điện giải theo phác đồ A, phác đồ B và phác đồ C. Với cách này thì chúng ta sử dụng Oresol là dung dịch tốt nhất để bù nước và điện giải cho trẻ, với từng phác đồ thì cách cho uống và lượng Oresol cho trẻ uống là khác nhau. Còn nếu trẻ không uống được thì phải bù nước cho trẻ bằng ống thông dạ dày và truyền tĩnh mạch. Các loại Oresol hiện nay thường là gói chuẩn pha với 1 lít nước.

Sau khi bù nước và điện giải theo các phác đồ thì phải tiến hành đánh giá lại tình trạng trẻ để quyết định hướng xử trí tiếp theo.

Một điều rất quan trọng trong xử trí và chăm sóc trẻ tiêu chảy là dinh dưỡng cho trẻ. Ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng, không kiêng khem. Đối với trẻ còn bú thì lưu ý cho trẻ bú đây đủ, như bình thường. Với trẻ đã cai sữa thì chú ý ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Đặc biệt, thức ăn phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm bẩn,…, để tránh làm nặng thêm cũng như  làm trẻ nhiễm bệnh trở lại.

Ngoài ra, phải điều trị nhiễm khuẩn nếu có, không sử dụng kháng sinh tùy tiện (không hiệu quả và gây ra kháng kháng sinh), bổ sung kẽm, bổ sung các loại lợi khuẩn đường ruột (probiotics), và các biểu hiện khác như chướng bụng, co giật…

Tiêu chảy cấp là một bệnh nguy hiểm và phổ biến. Chúng ta có thể phòng tránh được bằng nhiều cách như cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi. Sữa mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và cung cấp một hệ thống miễn dịch tương đối vững chắc ở những năm đầu đời. Một cách bảo vệ trẻ là uống vaccine rotavirus cho trẻ dưới 6 tháng có thể giúp trẻ miễn dịch đối với virus này. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng là giữ gìn vệ sinh thật tốt, sử dụng nguồn nước sạch, sử dụng hố xí an toàn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chăm sóc trẻ… sẽ hạn chế nguy cơ lây bệnh tốt hơn.

↑このページのトップヘ