KỸ NĂNG TƯ DUY : HOÀNG ĐẾ CỞI TRUỒNG & THIÊN VỊ UY QUYỀN.
Dear Mr Manager,
Năm lớp 11, trong một tiết học dạy thế môn Văn, thầy phó hiệu trưởng cho chúng tôi thảo luận câu “Tôi đến thế giới này để không bằng lòng với nó”. Lũ học trò chúng tôi nhao nhao tranh cãi, kẻ tán đồng, người phản bác, ồn ào hơn chợ vỡ. Giữa lúc cao trào, thầy hắng giọng và bảo ai tán thành ý kiến này thì giơ tay. Vài cánh tay rụt rè đưa lên. Thầy bảo lớp trưởng cho điểm 10 những ai đồng ý. Khỏi phải nói, bọn không đồng ý thắc mắc và phản đối kịch liệt. Thầy mỉm cười trả lời “ Vì đây là câu của Karl Marx”. Như quả bóng xì hơi, mọi ý kiến phản đối chìm nghỉm trong tiếng cười khúc khích của những kẻ được điểm 10.
Sau này, lớn lên tôi mới hiểu chúng tôi đã rơi vào một cái bẫy tư duy gọi là “thiên vị uy quyền – authority bias”. Đơn giản là ý kiến của những người có quyền lực hoặc có uy tín thường được chấp nhận dễ dàng hơn. Họ có thể là nhà chính trị, quan chức, chuyên gia (luật sư, bác sĩ, nhà khoa học, kinh tế gia, giáo sư, tiến sĩ, tu sĩ v.v). Nhiều lập luận được “bảo chứng” bằng địa vị, chức tước hay “bảng thành tích” chứ không bằng tính logic hoặc hợp lý. Lý lẽ thường được gắn kèm với chức danh để tăng thêm sức mạnh thuyết phục.
“Thiên vị uy quyền” là vũ khí lợi hại mà rất nhiều người áp dụng trong kinh doanh để thuyết phục chúng ta nghe và tin họ, nhất là khi họ muốn lẩn tránh tranh luận. Đó là khi nhân viên bán hàng trích dẫn lời chuyên gia. Đó là khi đối tác cho bạn nhìn thấy văn phòng sang trọng, xe sang. Đó là khi ai đó chìa tấm namecard với danh xưng tiến sĩ, chuyên gia. Đó là khi ai đó luôn nhắc đến vị thế dẫn đầu, tiên phong của công ty mình. Đó là khi ông này bà nọ được nhắc đến trong câu chuyện kinh doanh. Đó là ngay cả lúc cấp dưới trưng bằng cấp hoặc nhắc đến công trạng…
Quyền uy vốn là thứ cám dỗ đầy hấp dẫn, luôn khao khát được người khác nhận ra và do đó luôn tìm cách trưng bày và củng cố. Vua đội vương miện, sĩ quan đeo quân hàm, giám đốc mặc áo vest, thắt caravat. Cao cấp hơn nữa là dựng tượng đài, thờ cúng, giăng biểu ngữ, khẩu hiệu. Mạng xã hội bùng nổ cũng là môi trường tuyệt vời để củng cố quyền uy. “Uy quyền thay đổi như thời trang, và xã hội cũng theo đuổi như thế - Authority changes much like fashion does, and society follows it just as much” (Rolf Dobelli).
Vậy làm thế nào để trở nên sáng suốt hơn trong tư duy, khi ra quyết định? Rất đơn giản, hãy nhớ cậu bé trong câu chuyện hoàng đế cởi truồng: chỉ nhìn vào bằng chứng, vào hành động, chớ để con người, chức danh lấn át tư duy.
Khi đối diện những gì lấp lánh, hào nhoáng hãy nhớ rằng Hoàng đế khi tắm cũng …. và quyền uy cũng rứa….!
SG 5/6/2017
Mr Coach
Dear Mr Manager,
Năm lớp 11, trong một tiết học dạy thế môn Văn, thầy phó hiệu trưởng cho chúng tôi thảo luận câu “Tôi đến thế giới này để không bằng lòng với nó”. Lũ học trò chúng tôi nhao nhao tranh cãi, kẻ tán đồng, người phản bác, ồn ào hơn chợ vỡ. Giữa lúc cao trào, thầy hắng giọng và bảo ai tán thành ý kiến này thì giơ tay. Vài cánh tay rụt rè đưa lên. Thầy bảo lớp trưởng cho điểm 10 những ai đồng ý. Khỏi phải nói, bọn không đồng ý thắc mắc và phản đối kịch liệt. Thầy mỉm cười trả lời “ Vì đây là câu của Karl Marx”. Như quả bóng xì hơi, mọi ý kiến phản đối chìm nghỉm trong tiếng cười khúc khích của những kẻ được điểm 10.
Sau này, lớn lên tôi mới hiểu chúng tôi đã rơi vào một cái bẫy tư duy gọi là “thiên vị uy quyền – authority bias”. Đơn giản là ý kiến của những người có quyền lực hoặc có uy tín thường được chấp nhận dễ dàng hơn. Họ có thể là nhà chính trị, quan chức, chuyên gia (luật sư, bác sĩ, nhà khoa học, kinh tế gia, giáo sư, tiến sĩ, tu sĩ v.v). Nhiều lập luận được “bảo chứng” bằng địa vị, chức tước hay “bảng thành tích” chứ không bằng tính logic hoặc hợp lý. Lý lẽ thường được gắn kèm với chức danh để tăng thêm sức mạnh thuyết phục.
“Thiên vị uy quyền” là vũ khí lợi hại mà rất nhiều người áp dụng trong kinh doanh để thuyết phục chúng ta nghe và tin họ, nhất là khi họ muốn lẩn tránh tranh luận. Đó là khi nhân viên bán hàng trích dẫn lời chuyên gia. Đó là khi đối tác cho bạn nhìn thấy văn phòng sang trọng, xe sang. Đó là khi ai đó chìa tấm namecard với danh xưng tiến sĩ, chuyên gia. Đó là khi ai đó luôn nhắc đến vị thế dẫn đầu, tiên phong của công ty mình. Đó là khi ông này bà nọ được nhắc đến trong câu chuyện kinh doanh. Đó là ngay cả lúc cấp dưới trưng bằng cấp hoặc nhắc đến công trạng…
Quyền uy vốn là thứ cám dỗ đầy hấp dẫn, luôn khao khát được người khác nhận ra và do đó luôn tìm cách trưng bày và củng cố. Vua đội vương miện, sĩ quan đeo quân hàm, giám đốc mặc áo vest, thắt caravat. Cao cấp hơn nữa là dựng tượng đài, thờ cúng, giăng biểu ngữ, khẩu hiệu. Mạng xã hội bùng nổ cũng là môi trường tuyệt vời để củng cố quyền uy. “Uy quyền thay đổi như thời trang, và xã hội cũng theo đuổi như thế - Authority changes much like fashion does, and society follows it just as much” (Rolf Dobelli).
Vậy làm thế nào để trở nên sáng suốt hơn trong tư duy, khi ra quyết định? Rất đơn giản, hãy nhớ cậu bé trong câu chuyện hoàng đế cởi truồng: chỉ nhìn vào bằng chứng, vào hành động, chớ để con người, chức danh lấn át tư duy.
Khi đối diện những gì lấp lánh, hào nhoáng hãy nhớ rằng Hoàng đế khi tắm cũng …. và quyền uy cũng rứa….!
SG 5/6/2017
Mr Coach
コメント